Cận cảnh cây sanh cổ 125 năm tuổi được định giá khoảng 10 tỷ
Là người đầu tiên đưa dáng làng vào tác phẩm cây cảnh, cây sanh này là một trong những tác phẩm tạo nên tên tuổi của ông Nguyễn Tân Khoa (Khoa Sắt) trong giới sinh vật cảnh.
Là người đầu tiên đưa dáng làng vào tác phẩm cây cảnh, cây sanh này là một trong những tác phẩm tạo nên tên tuổi của ông Nguyễn Tân Khoa (Khoa Sắt) trong giới sinh vật cảnh.
Ông cho biết, khi nhìn thấy cây sanh cổ này, ông đã có ý tưởng tạo nó thành một cái cây của làng quê.
“Đã là người Việt thì phải có làng, có quê, dáng làng đã ăn sâu vào tiềm thức của thế hệ chúng tôi.
Vì vậy, tôi quyết định đưa dáng làng, dáng quê nhưng vẫn đậm nét nghệ thuật vào tác phẩm cây”, ông Khoa nói.
Sở hữu cây sanh cổ này năm 1999, ông Khoa đã đặt tên cây là “Cổng Làng” và bắt tay vào tạo hình, uốn thế, tự tay thiết kế các tiểu cảnh như giếng làng, đình làng, cổng làng.
Để có chiếc cổng làng này, ông Khoa đã phải đục bỏ đi hòn đá ở chính giữa và làm chiếc cổng làng y như thật.
Qua thời gian, hình ảnh cây đại thụ hàng trăm năm tuổi bao trùm lên cổng làng rất cổ kính.
Từ bể tới các tiểu cảnh đều được ông tỉ mỉ làm bằng tay.
“Từng viên ngói mình phải cắt ra rồi xếp lại rất cầu kỳ y như thật, giống hệt một ngôi đình cổ kính ngày xưa chứ không khắc kẻ”, ông Khoa phân tích.
Sau hơn 20 năm tạo tác, mái đình, sân đình bên cạnh chiếc giếng cổ nhìn đơn giản nhưng rất đẹp và cổ kính.
Hình ảnh bến nước dưới gốc đa cổ thụ mang đậm hồn quê của vùng Đồng bằng Bắc bộ cũng được ông khắc hoạ rõ nét.
Chòi nghỉ chân của bà con ngày xưa khi đi làm về phía dưới tán cây cổ thụ 125 năm tuổi bên cạnh cổng làng cũng được ông thiết kế riêng.
Cả cây toả bóng mát bao quanh cổng làng, giếng làng, đình làng và bến nước.
Ông Khoa cho biết, hiện tại tác phẩm này của ông được định giá khoảng 10 tỷ đồng vì đây là cây sanh mang dáng làng ít người có được.