Lý do chọn tên tỉnh Phú Thọ sau hợp nhất với tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình
Tỉnh Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn dân tộc Việt Nam, với các di sản văn hóa được UNESCO công nhận, là yếu tố quan trọng về mặt tinh thần, bản sắc, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ngày 21-4 đã họp và thông qua Đề án hợp nhất 3 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Dự thảo đề án hợp nhất 3 tỉnh đã nêu cơ sở và lý do đề xuất phương án, lựa chọn tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh Phú Thọ sau sắp xếp.
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ ngày 21-4 đã họp và thông qua Đề án hợp nhất 3 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình. Ảnh: phutho.gov.vn
Lý do chọn tên tỉnh Phú Thọ và đặt trung tâm tại Việt Trì
Theo dự thảo, cơ sở và lý do đề xuất phương án, lựa chọn tên gọi tỉnh Phú Thọ là tên gọi tỉnh mới và đặt trung tâm chính trị tại thành phố Việt Trì (trước đây) được xây dựng trên cơ sở khoa học, thực tiễn và phù hợp với định hướng phát triển vùng, đảm bảo các tiêu chí về lịch sử, địa lý, chính trị, kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Về vị trí địa lý - giao thông, Phú Thọ nằm ở vị trí trung tâm kết nối ba tỉnh (Phú Thọ- Vĩnh Phúc - Hòa Bình), có hạ tầng giao thông đồng bộ, liên kết thuận lợi với vùng Thủ đô và các tỉnh Tây Bắc, là điểm trung chuyển quan trọng giữa miền núi và đồng bằng.
Về năng lực phát triển, Việt Trì là đô thị loại I, từng là trung tâm của tỉnh Vĩnh Phú trước đây. Phú Thọ có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, đã và đang hình thành hệ thống khu công nghiệp, đô thị, du lịch và dịch vụ quy mô lớn, trở thành một trong những cực tăng trưởng quan trọng của vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
Về hệ thống thiết chế hạ tầng - xã hội, Phú Thọ có hệ thống y tế, giáo dục, thể thao, văn hóa phát triển, đủ năng lực phục vụ người dân cả khu vực. Các cơ sở đào tạo đại học, bệnh viện chuyên sâu và các trung tâm thể thao - du lịch góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của tỉnh mới.
Về văn hóa - lịch sử, Phú Thọ là vùng đất tổ cội nguồn dân tộc Việt Nam, với các di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Đây là yếu tố quan trọng về mặt tinh thần, bản sắc và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Về quốc phòng - an ninh, Phú Thọ là địa bàn trọng yếu, đóng quân của Quân khu 2 và nhiều cơ quan Trung ương, có vai trò chiến lược trong bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc và vùng Thủ đô.
Việc đặt trung tâm tỉnh tại Phú Thọ cũng giúp mở rộng không gian phát triển mới, khai thác đồng bộ hạ tầng vùng, giảm áp lực cho Hà Nội, thúc đẩy liên kết vùng, phù hợp với định hướng phát triển của Quy hoạch vùng Thủ đô và Nghị quyết 11-NQ/TW.
Sau sáp nhập tỉnh Phú Thọ có 148 phường, xã
Cũng theo dự thảo, sau sắp xếp, tỉnh Phú Thọ có diện tích tự nhiên 9.361,381km2, đạt 117,02% so với tiêu chuẩn, quy mô dân số 4.022.611 người, đạt 446,96% so với tiêu chuẩn.
Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: TÙNG VY
Đơn vị hành chính trực thuộc có 32 đơn vị cấp huyện, 479 ĐVHC cấp xã. Số lượng xã, phường dự kiến sau sáp nhập là 148 đơn vị (133 xã và 15 phường).
Việc sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức, viên chức sau khi thành lập tỉnh Phú Thọ trên cơ sở hợp nhất các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình phải đảm bảo nguyên tắc: Tổng số cán bộ công chức, viên chức (có mặt thực tế) không vượt quá tổng số cán bộ công chức, viên chức của 3 tỉnh trước khi sáp nhập.
Việc tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại đội ngũ, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ, phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tổ chức, trong lộ trình 5 năm phải cơ bản hoàn tất bố trí theo đúng quy định.
Trụ sở làm việc khối cơ quan Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ mới bố trí tại phường Tân Dân, thành phố Việt Trì. Trụ sở làm việc khối cơ quan Ủy ban MTTQ, các đoàn thể bố trí tại trụ sở hiện tại của MTTQ và các cơ quan đoàn thể của tỉnh Phú Thọ. Trụ sở làm việc của các sở và cơ quan chuyên môn thuộc 3 tỉnh bố trí tại trụ sở làm việc các sở, cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh Phú Thọ.
Theo dự thảo đề án hợp nhất 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, sau sáp nhập sẽ lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính...