Chia sẻ

Lý do chọn tên Đà Nẵng và nơi đặt thủ phủ sau hợp nhất với Quảng Nam

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Việc lựa chọn tên gọi Đà Nẵng góp phần khẳng định rõ hơn tầm vóc, vai trò hạt nhân của thành phố

Ngày 26-4, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP Đà Nẵng đã thông qua tờ trình của UBND thành phố, thống nhất đề án hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, chọn tên gọi Đà Nẵng và xác định quận Hải Châu là trung tâm hành chính.

Theo UBND TP Đà Nẵng, Đà Nẵng được lựa chọn là tên gọi chính thức cho tỉnh mới, nhằm khẳng định vai trò và tầm vóc của thành phố trong khu vực và cả nước.

HĐND TP Đà Nẵng ngày 26-4 đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hợp nhất Quảng Nam với Đà Nẵng

HĐND TP Đà Nẵng ngày 26-4 đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hợp nhất Quảng Nam với Đà Nẵng

Đà Nẵng là 1 trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương, nổi bật với thương hiệu mạnh mẽ, là đô thị năng động, hiện đại, văn minh, đồng thời giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch của miền Trung và cả nước. 

Việc giữ tên Đà Nẵng sẽ giúp thành phố duy trì được sự phát triển bền vững, tiếp tục thu hút đầu tư, tạo động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 

Sau hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, thành phố mới có tên gọi Đà Nẵng và đặt trung tâm hành chính tại quận Hải Châu

Sau hợp nhất tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng, thành phố mới có tên gọi Đà Nẵng và đặt trung tâm hành chính tại quận Hải Châu

Đặc biệt, Đà Nẵng đã xây dựng thành công thương hiệu du lịch quốc gia với các địa danh nổi tiếng như bãi biển Mỹ Khê, Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng... Tên gọi này không chỉ phù hợp với những giá trị lịch sử và văn hóa mà còn hỗ trợ tối đa trong việc khai thác tiềm năng du lịch, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.

Việc lựa chọn tên Đà Nẵng còn giúp hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đối với người dân và doanh nghiệp khi chuyển đổi giấy tờ, cập nhật thông tin địa lý và thủ tục hành chính sau sáp nhập. 

Về trung tâm hành chính, UBND TP Đà Nẵng đưa ra lý do lựa chọn quận Hải Châu làm trung tâm hành chính - chính trị của tỉnh mới. 

Trong đó, TP Đà Nẵng từng là trung tâm hành chính sau khi hợp nhất với tỉnh Quảng Nam vào năm 1975. Việc tiếp tục duy trì vai trò này sẽ giúp Đà Nẵng phát huy tốt nhất tiềm năng phát triển, thuận tiện cho công tác quản lý và điều hành các hoạt động của thành phố. 

Đà Nẵng hiện có hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại, bao gồm hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, đường sắt Bắc - Nam và các tuyến đường bộ kết nối với các tỉnh miền Trung. Hệ thống giao thông này không chỉ giúp thành phố kết nối các khu vực trong nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng sở hữu vị trí chiến lược tại trung tâm miền Trung, có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhờ vào cơ sở hạ tầng đồng bộ. Thành phố đang được quy hoạch để phát triển thành một đô thị lớn, sinh thái, thông minh và bền vững, có vị thế ngang tầm quốc tế. 

Với mục tiêu xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế, xã hội quan trọng của cả nước, thành phố sẽ đóng vai trò kết nối với các mạng lưới đô thị trong khu vực và thế giới.

Việc chọn Đà Nẵng làm trung tâm hành chính - chính trị sẽ giúp tối ưu hóa các cơ hội phát triển, kết nối các khu vực trong tỉnh và nâng cao khả năng cạnh tranh của thành phố mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế khu vực miền Trung.

Sau hợp nhất, TP Đà Nẵng mới có diện tích tự nhiên là hơn 11.800 km², quy mô dân số hơn 3 triệu người và có 94 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 23 phường, 70 xã và đặc khu Hoàng Sa.

Thành phố mới có phía Bắc giáp TP Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp nước Lào và phía Đông giáp với Biển Đông.

Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư...

Theo B.Vân ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sáp nhập tỉnh thành, bộ máy

Xem Thêm