Chia sẻ

Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ 'về một nhà', từ phố núi về đất Tổ đi thế nào?

Sự kiện: Tinh gọn bộ máy
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
XEM THÊM CÁC KỲ
1 ... 808182 ... 86

Dự kiến sau khi sáp nhập các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, người dân đi từ Hòa Bình đến TP Việt Trì (dự kiến đặt trung tâm hành chính mới) sẽ có 2 tuyến giao thông chính để di chuyển.

Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị Trung ương 11, dự kiến các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ sẽ được sáp nhập và lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay. 

Với việc dự kiến 3 tỉnh sẽ "về chung một nhà", người dân đi từ tỉnh Hòa Bình đến tỉnh Phú Thọ sẽ có một số lựa chọn về cung đường di chuyển. Cụ thể, tỉnh Hoà Bình thuộc khu vực Tây Bắc, là cửa ngõ giao lưu giữa đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ với khu vực Tây Bắc. 

TP Việt Trì - trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Đức Hoàng

TP Việt Trì - trung tâm chính trị - hành chính tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Đức Hoàng

Hiện nay, để di chuyển từ TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) đi TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) có 2 lộ trình di chuyển chính đó là: Từ TP Hòa Bình di chuyển theo đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình - quốc lộ 21 - TX Sơn Tây (Hà Nội) - qua cầu Vĩnh Thịnh - đi theo quốc lộ 2C và đi TP Việt Trì với chiều dài quãng đường khoảng 80km (2 tiếng di chuyển). Đây cũng là tuyến đường thuận lợi để đi từ các huyện phía Nam của tỉnh Hoà Bình đi TP Việt Trì.

Tuyến đường từ Hoà Bình đi Phú Thọ dọc theo dòng sông Đà. Ảnh: GoogleMap

Tuyến đường từ Hoà Bình đi Phú Thọ dọc theo dòng sông Đà. Ảnh: GoogleMap

Ngoài ra, người dân có thể di chuyển từ TP Hoà Bình đi TP Việt Trì theo tuyến tỉnh lộ 317 chạy dọc theo dòng sông Đà qua huyện Thanh Sơn - Thanh Thuỷ (Phú Thọ) để tới TP Việt Trì, tuyến đường này có quãng đường ngắn hơn lộ trình trên khoảng 10km. Tuy nhiên thời gian di chuyển cũng tương đương bởi đường tỉnh lộ 317 có mặt cắt đường nhỏ hơn, nhiều khu vực dân sinh sinh sống nên tốc độ bị hạn chế. 

Đặc biệt, hiện nay, tuyến dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu) có tổng mức đầu tư 4.120 tỷ đồng với tổng chiều dài khoảng 50Km đang được triển khai.

Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án sẽ rút ngắn thời gian từ Hà Nội (cao tốc Láng - Hoà Lạc) đến TP Hoà Bình, huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Đà Bắc; góp phần thu hút đầu tư vào các địa phương mà tuyến đường đi qua.

Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong khi đó, Phú Thọ và Hoà Bình đều nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Cục Thống kê, quy mô GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn) theo giá hiện hành của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024 đạt 173.140 tỷ đồng — gần tương đương tổng GRDP của hai tỉnh Phú Thọ (107.300 tỷ đồng) và Hoà Bình (72.180 tỷ đồng) cộng lại.

Trong bảng xếp hạng GRDP của 63 tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2024, Vĩnh Phúc đứng thứ 13, Phú Thọ và Hoà Bình lần lượt xếp vị trí 35 và 45.

Thống kê sơ bộ về GRDP bình quân đầu người năm 2024 của Cục Thống kê cho thấy, Vĩnh Phúc đạt 141,3 triệu đồng/người/năm; Hoà Bình đạt 81 triệu đồng/người/năm; Phú Thọ đạt 70,7 triệu đồng/người/năm.

Về thu ngân sách nội địa theo thống kê sơ bộ năm 2023, Vĩnh Phúc đạt trên 25.618,3 tỷ đồng; Phú Thọ là 8.113,3 tỷ đồng và Hòa Bình là 4.773,6 tỷ đồng.

Tâm An

XEM THÊM CÁC KỲ
1 ... 808182 ... 86

Danh sách dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 tỉnh, thành phố mới sau khi sáp nhập theo...

Theo Đức Hoàng ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tinh gọn bộ máy

Xem Thêm