“Đông như chùa Bà Đanh” ngày Tết
Từ bao đời nay, dân gian truyền nhau câu nói “Vắng như chùa Bà Đanh”... nhằm ám chỉ ngôi chùa cổ nằm ở bên tả dòng sông Đáy, thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng – Hà Nam), vốn hiu quạnh, vắng khách viếng thăm.
Từ thành phố Phủ Lý, rẽ vào quốc lộ 21, đi qua cầu Quê hơn 1km, chùa Bà Đanh nằm thấp thoáng sau những bóng cây. Ngôi chùa trầm mặc nhìn ra dòng sông Đáy, bến nước của chùa nằm thoai thoải bên bờ sông giữa màu xanh của cỏ cây và dòng sông nước phẳng lặng, hiền hòa.

Nhìn từ trên câu cầu sắt, chùa Bà Đanh đẹp, nên thơ, phong cảnh hữu tình mà không phải ngôi chùa nào cũng co được
Rất nhiều câu chuyện được thêu dệt về ngôi chùa này. Người thì cho rằng, ngôi chùa quá linh thiêng nên khách thập phương sợ không dám ghé qua vì sợ nếu thất lễ sẽ bị trừng phạt. Nhưng lại có người cho rằng, ngôi chùa nằm xa dân cư, đường xá vào chùa hiểm trở, giao thông cách trở nên ít người lui tới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, du khách thập phương hay những người dân Hà Nam lại tới chùa Bà Đanh những ngày đầu xuân để xin lộc, cầu mong một năm làm ăn được thuận lợi và hiện nay, giao thông đã thuận tiện. Một chiếc cầu sắt kiên cố nối liền từ chùa Bà Đanh với quốc lộ 21B đã thông dầm nối nhịp. Con đường bê tông dọc sông Đáy, kéo dài 2km từ thị Trấn Quế tới chùa Bà Đanh đã hoàn thành.
Chính vì vậy, lịch sử vắng khách dài đằng đẵng bao trùm lên chùa Bà Đanh bao năm qua đã được cởi bỏ. Chùa Bà Đanh và hòn núi Ngọc cùng nằm trong quần thể đã được công nhận là Di tích lịch sử.
Hiện nay, chùa Bà Đanh được đầu tư tôn tạo rất tỉ mỉ với quần thể liên hoàn gồm tam quan, tả vu, hữu vu, phủ Mẫu… Chùa Bà Đanh lưu giữ nhiều cổ vật, cổ thư quý hiếm, nhất là tượng Phật, Bồ Tát, khánh đá, đại tự, câu đối và nhang án…
Tượng Bà Chúa Đanh được thờ trong chùa, tương truyền là một người con gái được các Thần phái về để trông coi vùng này. Từ khi nhân dân trong vùng xây xong chùa, sản xuất thuận lợi, không còn thiên tai mất mùa, đời sống trở nên đầm ấm, trù phú. Do đó, trong tâm thức dân gian Bà Chúa Đanh chính là vị thần mùa màng, phù hộ cho nông nghiệp.

Bậc thềm đá đi xuống dòng sông Đáy nằm giữa cỏ cây xanh mướt

Không như hơn chục năm trước, giờ đây, đường vào chùa đã được trải bê tông

Có hai con đường cho du khách lựa chọn, một đi thẳng vào bên trong chùa hoặc đường bên tay phải lên hòn núi Ngọc

Hai bên đường vào chùa, có rất nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm

Những ngày đầu xuân Ất Mùi, chùa Bà Đanh rất đông người đến cầu khấn, vãn cảnh chùa

Cổng tam quan của chùa

Cổng chùa luôn rộng mở đón du khách

Khuôn viên rộng rãi với nhiều loại cây cảnh

Các bạn trẻ thường đến chùa những ngày đầu xuân cầu tình duyên
Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nên đầu năm người dân đến cầu tài lộc, bình an

Chiếc chuông cổ trong nhà chùa

Con rồng đá nơi tam quan

Tấm bia trên lưng rùa đá

Giếng phía sau chùa

Ngôi chùa với nhiều tác phẩm trạm gỗ tinh sảo

Sư thầy đang giảng giải cho người dân trong quẻ rút tại chùa

Cách chùa Bà Đanh khoảng hơn 100m là hòn núi Ngọc cũng nổi tiếng không kém

Người dân ở đây thường gọi hòn núi là là núi còi

Hòn núi là địa điểm lý tưởng cho các bạn trẻ khám phá

Non nước hữu tình nhìn từ trên hòn núi Ngọc

Theo những người dân cho biết, hòn núi này nằm trọn trong một cây si cổ thụ

Các đôi uyên ương thường lên đây tâm sự.