Chia sẻ

Bộ Tài chính đề xuất cấp xã cũng có xe công

Sự kiện: Thời sự
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72 về tiêu chuẩn định mức sử dụng xe ô tô. Bộ này đề xuất cấp xã có thể được trang bị tối đa hai xe công vụ, dự kiến tổng số khoảng 6.000 xe (chủ yếu là xe đang có).

Đây là thông tin được ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) - trao đổi với báo chí ngày 24/4, xung quanh vấn đề quản lý tài sản công trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Theo ông Thịnh, đề xuất này đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động tinh gọn sáp nhập. Dự thảo tính đến trường hợp di chuyển đi làm, đi công tác xa và nhiều xã hơn trước, đề xuất khả năng chuyển đổi xe cấp huyện cho cấp xã.

Các đơn vị sẽ bố trí xe phục vụ nhu cầu công tác các đơn vị, căn cứ vào số xe đó, các đơn vị có thể bố trí phương tiện theo quy định cho các cán bộ cơ quan di chuyển công tác, bao gồm cả các trường hợp hỗ trợ xe cho cán bộ nhân viên phải đi làm xa nhà.

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) - chia sẻ với báo chí về quản lý tài sản công trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) - chia sẻ với báo chí về quản lý tài sản công trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Trong bối cảnh phát sinh tài sản dôi dư trong khi sắp xếp bộ máy, đại diện Cục Quản lý công sản đề cập việc xã hội hóa tài sản công. Tài sản công có thể được cho thuê, liên doanh liên kết hoặc sử dụng cho mục đích kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, triển khai theo đúng quy định.

Điều này không chỉ góp phần giảm áp lực ngân sách nhà nước mà còn giúp khai thác hiệu quả tài sản, tránh tình trạng để trống, lãng phí kéo dài.

Bộ Tài chính đề nghị các đơn vị quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về ưu tiên khai thác hiệu quả tài sản công. Trụ sở không còn sử dụng đúng mục đích cần được chuyển đổi cho lĩnh vực y tế, giáo dục hoặc sinh hoạt cộng đồng.

“Việc sắp xếp bố trí, xử lý trụ sở tài sản theo nguyên tắc bộ nào địa phương nào, bộ đó địa phương đó chịu trách nhiệm trong phạm vi bộ, địa phương mình theo đúng thẩm quyền quy định luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định hướng dẫn của Chính phủ”, ông Thịnh nói.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hơn 11.000 cơ sở nhà, đất công chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. Tuy nhiên, việc xử lý không thể diễn ra một sớm một chiều, do liên quan đến nhiều yếu tố như quy hoạch, đầu tư công, chức năng nhiệm vụ thay đổi sau khi sáp nhập địa bàn hành chính. Đặc biệt, phần lớn cơ sở dôi dư là điểm trường, trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa, nơi gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi mục đích sử dụng.

“Có những nơi nhu cầu rất cao, đặc biệt ở những nơi được chọn làm trung tâm chính trị - hành chính nhưng lại có nơi nhu cầu sẽ giảm đi. Do đó, các đơn vị đề cao trách nhiệm cá nhân, đặc biệt, người đứng đầu cấp ủy, người đứng đầu chính quyền của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện sắp xếp, bố trí và xử lý đối với tài sản, không để xảy ra lãng phí”, ông Thịnh cho biết.

Khi giải thể đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sẽ có trung tâm hành chính công để giải quyết thủ tục hành chính cho...

Theo N.Linh - An Nhiên ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thời sự

Xem Thêm