Chia sẻ

Ukraine đứng trước bài toán định mệnh

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ukraine đang chịu áp lực trong tuần này phải phản hồi một loạt ý tưởng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách chấm dứt cuộc xung đột với Nga, bao gồm khả năng Washington công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và không để Kiev gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cuộc họp của các quan chức Mỹ và Ukraine tại Paris ngày 17/4. (Ảnh: WSJ)

Cuộc họp của các quan chức Mỹ và Ukraine tại Paris ngày 17/4. (Ảnh: WSJ)

Những ý tưởng này được nêu trong tài liệu mật mà các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump chuyển cho Ukraine tại Paris hôm 17/4. Tài liệu này cũng được chia sẻ với các quan chức cấp cao châu Âu trong cuộc họp diễn ra cùng ngày hôm đó.

Mỹ đang chờ phản hồi của Kiev. Các quan chức Mỹ, Ukraine và châu Âu dự kiến sẽ họp tại London vào cuối tuần này. Sau đó, nếu các bên thống nhất quan điểm, đề xuất sẽ được chuyển cho Nga.

Để gây áp lực lên Ukraine và Nga, ngày 18/4, Ngoại trưởng Marco Rubio cho biết Mỹ có thể tạm dừng nỗ lực đàm phán nếu không đạt được tiến triển trong những vấn đề cốt lõi trong vài tuần tới.

Nỗ lực ngoại giao của Mỹ nhằm tạo tiền đề cho lệnh ngừng bắn, trước hết ở khu vực chiến tuyến hiện tại và tiến đến giải pháp cuối cùng.

Chấp nhận một số ý tưởng của chính quyền Trump có thể khó khăn với Kiev, vì Ukraine lâu nay luôn kiên quyết không công nhận quyền kiểm soát của Nga ở bất kỳ vùng lãnh thổ nào của họ.

Ngày 20/4, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết danh sách ý tưởng được đưa ra để Kiev cân nhắc chứ không phải chỉ để chấp nhận hoặc không chấp nhận.

Tuần trước, ông Rubio, hai đặc phái viên Steve Witkoff và Keith Kellogg họp với các quan chức cấp cao của Ukraine tại Paris, bao gồm Trợ lý tổng thống Andriy Yermak, Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov và Ngoại trưởng Andrii Sybiha.

Ông Witkoff dự kiến sắp có một chuyến đi nữa đến Nga.

Việc Mỹ công nhận bán đảo Crimea thuộc về Nga sẽ đảo ngược chính sách suốt hơn 1 thập kỷ qua của các chính quyền Dân chủ và Cộng hòa.

Năm 2018, Ngoại trưởng Mike Pompeo của chính quyền Trump đầu tiên chỉ trích việc Nga sáp nhập Crimea là “mối đe dọa đối với nguyên tắc quốc tế mang tính nền tảng: Không quốc gia nào có thể thay đổi biên giới của quốc gia khác bằng vũ lực".

Quốc hội Mỹ đã thông qua luật không cho phép Mỹ công nhận việc Nga sáp nhập Crimea.

Các ý tưởng mà Mỹ đưa ra tại Paris còn bao gồm điều kiện loại trừ khả năng Ukraine gia nhập NATO.

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. (Ảnh: WSJ)

Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. (Ảnh: WSJ)

Các quan chức phương Tây cho biết, một ý tưởng khác của Mỹ là trung lập hóa khu vực có nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, có thể nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ.

Trong cuộc điện đàm vào tháng 3 vừa qua với ông Zelensky, ông Trump nêu khả năng Mỹ sẽ mua lại các nhà máy điện của Ukraine, bao gồm nhà máy Zaporizhzhia, cho rằng đó là "sự bảo vệ tốt nhất”.

Theo đó, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu có thể sẽ cung cấp điện cho cả lãnh thổ Ukraine và khu vực mà Mátxcơva giành được kể từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt năm 2022.

Các quan chức phương Tây cho biết, những ý tưởng mà chính quyền Trump đưa ra không đáp ứng được một số yêu cầu của Nga. Mỹ sẽ không thừa nhận Nga có quyền kiểm soát hợp pháp 4 tỉnh miền đông Ukraine mà họ tuyên bố đã sáp nhập, dù không yêu cầu quân đội Nga rời khỏi đó.

Các quan chức phương Tây cho biết, Mỹ cũng không đề xuất giới hạn quân đội Ukraine và không loại trừ sự hỗ trợ quân sự của phương Tây dành cho Kiev, cũng không loại trừ việc triển khai quân đội châu Âu ở quốc gia này.

"Mọi quốc gia có chủ quyền trên Trái đất đều có quyền tự vệ. Ukraine sẽ có quyền tự vệ và tham gia bất kỳ thỏa thuận nào mà họ muốn tham gia trên cơ sở song phương với các quốc gia khác nhau”, ông Rubio cho phát biểu ngày 18/4.

Trong khi chính quyền Trump tạm thời giữ lại vũ khí và dừng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine để ép nước này phải đi đến giải pháp ngoại giao với Nga, Mỹ chưa áp lệnh trừng phạt kinh tế hoặc thực hiện bất kỳ bước đi cụ thể nào để gây sức ép với Mátxcơva. Ukraine cho biết sẵn sàng đồng ý ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày nếu Nga đồng ý.

Vẫn chưa có giải pháp nào liên quan đến đảm bảo an ninh mà Ukraine có thể nhận được nếu nước này đồng ý tiến tới giải pháp hòa bình.

Chính quyền Trump vẫn chưa cho biết có sẵn sàng cung cấp bất kỳ hỗ trợ quân sự nào cho các quốc gia châu Âu gửi quân đến Ukraine để ngăn chặn xung đột tái diễn trong tương lai hay không.

Thủ tướng sắp nhậm chức của Đức Friedrich Merz cho biết ông có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa Taurus tầm bắn lên tới...

Theo Tú Linh - WSJ ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm