"Lời đề nghị cuối cùng" của ông Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine?
Đây được coi là nỗ lực đáng kể nhất của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine nhưng dường như không nhận được phản hồi tích cực của Kiev.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp ông Zelensky ở Nhà Trắng vào cuối tháng 2/2025. Ảnh: Ukrainska Pravda.
Chính quyền ông Trump đã trình bày với Ukraine một đề xuất được coi là “lời đề nghị cuối cùng” nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua. Thông tin được trang Axios tiết lộ hôm 22/4, trích dẫn các nguồn tin nắm rõ quá trình đàm phán. Tuy nhiên, Điện Kremlin cảnh báo công chúng nên dựa vào các nguồn chính thức khi theo dõi các diễn biến trong đàm phán hòa bình.
Theo Axios, đề xuất này được soạn thảo trên một văn bản dài một trang, dựa trên cuộc gặp kéo dài 4 giờ giữa đặc phái viên của ông Trump – ông Steve Witkoff – và Tổng thống Nga Vladimir Putin vào đầu tháng này. Tài liệu sau đó được chuyển tới các quan chức Ukraine tại Paris vào tuần trước.
Theo văn bản đề xuất, Mỹ sẵn sàng công nhận bán đảo Crimea là lãnh thổ Nga “về mặt pháp lý”. Washington cũng ngầm thừa nhận quyền kiểm soát “trên thực tế” của Moscow đối với các khu vực do Nga nắm giữ ở vùng Donetsk, Kherson, Lugansk và Zaporizhzhia.
Ngoài ra, Mỹ cũng đề cập đến khả năng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Nga từ sau năm 2014, và mở rộng hợp tác kinh tế song phương. Washington đồng thời cam kết sẽ chính thức phản đối việc Ukraine gia nhập NATO.
Đổi lại, Ukraine sẽ được bảo đảm “an ninh vững chắc” từ một liên minh gồm các quốc gia châu Âu và những nước “có chung quan điểm”, dù chưa có thông tin cụ thể về cách thức thực hiện. Nga nhiều lần phản đối mọi hình thức hiện diện quân sự của NATO tại Ukraine, dù dưới bất kỳ danh nghĩa nào.
Bản kế hoạch cũng hứa hẹn sẽ đảm bảo quyền tiếp cận không bị cản trở của Ukraine tới sông Dnipro – tuyến đường thủy chiến lược – cũng như khả năng nhận được hỗ trợ tái thiết từ cộng đồng quốc tế, nhưng chưa nêu rõ nguồn kinh phí cụ thể.
Một điều khoản khác trong đề xuất là việc biến khu vực xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia thành vùng lãnh thổ trung lập dưới sự giám sát của Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Trump kỳ vọng sẽ ký kết một thỏa thuận về khoáng sản giữa Mỹ và Ukraine trong tuần này, theo tờ Axios.
Washington hy vọng sẽ nhận được phản hồi chính thức từ phía Kiev tại một cuộc họp đa phương dự kiến diễn ra tại London vào ngày 23/4.
Hiện tại, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiếp tục khẳng định không chấp nhận bất kỳ đề xuất nào liên quan đến việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga. Ông vẫn kêu gọi Mỹ và các đồng minh tăng cường hỗ trợ quân sự lâu dài.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Ukraine cho biết Kiev coi đề xuất này cực kỳ thiên vị Nga. "Đề xuất nêu rất rõ những lợi ích hữu hình mà Nga đạt được, nhưng chỉ nêu mơ hồ và chung chung về những gì Ukraine có lợi cho Ukraine", nguồn tin cho biết.
Cuộc họp tiếp nối vòng đàm phán ở Paris nhằm tìm kiếm lối thoát cho xung đột Nga - Ukraine nhưng vắng bóng hai nhân vật...