Chia sẻ

Họp với Mỹ, Pháp ra tuyên bố có thể khiến Ukraine lo ngại

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cuộc họp tại Paris còn có sự góp mặt của các đại diện cấp cao từ Anh, Đức và Ukraine.

Tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio với sự chứng kiến của đặc phái viên Steve Witkoff. Ảnh: AFP

Tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio với sự chứng kiến của đặc phái viên Steve Witkoff. Ảnh: AFP

Pháp tuyên bố bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào tại Ukraine đều “phải bắt đầu từ hiện trạng thực tế”. Theo tờ Politico, tuyên bố này được cho là sẽ khiến Ukraine thêm lo ngại rằng họ có thể bị ép nhượng lãnh thổ cho Nga.

Tuyên bố được đưa ra sau các cuộc gặp cấp cao tại Paris ngày 17/4, với sự tham dự của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio, các đặc phái viên của ông Trump - Steve Witkoff và Keith Kellogg - cùng đại diện cấp cao từ Anh, Đức, Ukraine và Pháp.

Dù các bên đều đồng thuận về việc cần có một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, một quan chức cấp cao của Pháp cho rằng: “Một số vùng lãnh thổ hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nga - vì thế, cách tiếp cận cần dựa trên thực tế".

Trong khi ranh giới lãnh thổ của lệnh ngừng bắn chỉ là một trong nhiều thách thức để đạt được thỏa thuận, văn phòng của Tổng thống Pháp Macron cho biết cuộc họp ngày 17/4 đánh dấu sự khởi đầu của một "quá trình tích cực có sự tham gia của châu Âu" vào quá trình đàm phán hòa bình ở Ukraine.

“Mục tiêu của chúng tôi là đạt được hòa bình nhanh nhất có thể, một nền hòa bình vững chắc và đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của Ukraine”, một quan chức Điện Elysee cho biết.

Cũng theo Điện Elysee, các cuộc họp tương tự sự kiện ngày 17/4 ở Paris sẽ được tổ chức tại London vào tuần tới, với sự tham gia của các đại diện cấp cao từ Pháp, Đức, Ukraine, Anh và Mỹ.

Theo Politico, tới nay, châu Âu vẫn phải vật lộn để có được một ghế trong các cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine và đã cảnh báo chính quyền ông Trump không nên nhanh chóng đồng ý ngừng bắn khi không có sự đảm bảo an ninh vững chắc cho Ukraine, cũng như không có hệ thống giám sát và ứng phó với bất kỳ hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn nào.

Để đạt được mục đích đó, Pháp và Anh đang dẫn đầu một "liên minh tự nguyện", bao gồm hơn 30 quốc gia muốn hỗ trợ Ukraine và đề xuất ý tưởng triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine trong trường hợp Nga - Ukraine đạt thỏa thuận hòa bình.

Vài ngày trước, đặc phái viên Steve Witkoff - người đã nhiều lần đến Moscow gặp ông Putin để thảo luận về vấn đề Ukraine - nói rằng thỏa thuận hòa bình mà Nga đề xuất xoay quanh "5 vùng lãnh thổ".

Dù không nêu tên cụ thể, ông Witkoff dường như ám chỉ bán đảo Crimea – vùng lãnh thổ Nga sáp nhập năm 2014 và 4 vùng Nga tuyên bố sáp nhập năm 2022 gồm Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson.

Sau bình luận của ông Witkoff, Bộ ngoại giao Ukraine tuyên bố, Kiev sẽ không bao giờ công nhận những khu vực trên là của Nga, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và biên giới được quốc tế công nhận của Kiev.

Đức cho rằng các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian về cuộc xung đột Nga - Ukraine đang “bế tắc” nhưng Trung Quốc lại có...

Theo Nguyễn Thái - Politico ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Xung đột Nga - Ukraine

Xem Thêm