Chia sẻ

Giải mã cuộc chiến giữa ông Trump và Harvard

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cuộc đối đầu gay gắt giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và Harvard đang thu hút sự quan tâm lớn của giới học thuật trên toàn thế giới.

ĐH Harvard đang trong cuộc đối đầu gay gắt với chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi từ chối tuân thủ các chỉ đạo từ liên bang.

Ông Trump đã cảnh báo cắt viện trợ tài chính đối với nhiều trường ĐH tại Mỹ nhằm mục đích chống chủ nghĩa bài Do Thái, theo tờ USA Today. Ông Trump cáo buộc các trường này không hành động đủ mạnh để ngăn chặn chủ nghĩa bài Do Thái trong các cuộc biểu tình phản đối xung đột Israel-Hamas – những cuộc biểu tình vốn kéo theo cáo buộc về cả chủ nghĩa bài Do Thái lẫn bài Hồi giáo.

Trước cảnh báo từ ông Trump, ĐH Columbia đã chấp nhận một số nhượng bộ lớn nhằm giành lại nguồn tài trợ. Tuy nhiên điều này khiến trường vấp chỉ trích nặng nề rằng đã đánh đổi “quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật”.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:

Trong khi đó Harvard lại kiên quyết không nhân nhượng, chấp nhận rủi ro mất hàng tỉ USD tiền tài trợ liên bang cũng như quy chế miễn thuế.

Dưới đây là những diễn biến chính trong cuộc đối đầu đang ngày càng căng thẳng giữa chính quyền ông Trump và Harvard.

Harvard từ chối những yêu cầu nào từ chính quyền ông Trump?

Trong thư gửi Hiệu trưởng Harvard, đại diện Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Bộ Giáo dục và Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Mỹ đã đưa ra loạt yêu cầu sau:

. Thay đổi cơ cấu lãnh đạo để giảm quyền lực của sinh viên, giảng viên và các quản trị viên “thiên về hoạt động chính trị hơn là học thuật”.

. Chấm dứt “mọi hình thức ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia” trong tuyển dụng; rà soát lại đội ngũ giảng viên hiện tại để phát hiện đạo văn. Đồng thời, chấm dứt các ưu tiên tương tự trong tuyển sinh.

. Cải tổ quy trình tuyển sinh để “ngăn chặn việc tuyển chọn những sinh viên có tư tưởng thù địch với các giá trị và thể chế của nước Mỹ được ghi trong Hiến pháp và Tuyên ngôn Độc lập”.

. Mời một bên kiểm toán độc lập do chính phủ liên bang phê duyệt để đánh giá các nhóm trong trường về tính đa dạng tư tưởng.

. Mời một bên kiểm toán độc lập do chính phủ liên bang phê duyệt để rà soát các chương trình và khoa bị cho là thúc đẩy hành vi quấy rối bài Do Thái hoặc bị chi phối do tư tưởng cực đoan.

. Dừng toàn bộ các chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI) trong trường.

. Cập nhật quy định kỷ luật sinh viên “ngăn chặn hành vi gây rối học thuật, lớp học, giảng dạy hoặc các hoạt động khác trong đời sống học đường”, bao gồm lệnh cấm đeo khẩu trang khi biểu tình.

. Thiết lập quy trình để bất kỳ cá nhân nào thuộc Harvard đều có thể báo cáo hành vi không tuân thủ lên ban lãnh đạo nhà trường và chính phủ liên bang.

Bức thư kết luận rằng “nhà trường cần thực hiện các cải tổ tổ chức nhằm bảo đảm minh bạch tuyệt đối và hợp tác toàn diện với các cơ quan quản lý liên bang”, đồng thời yêu cầu nộp báo cáo định kỳ cho đến hết năm 2028.

ĐH Harvard (bang Massachusetts, Mỹ). Ảnh: HARVARD

ĐH Harvard (bang Massachusetts, Mỹ). Ảnh: HARVARD

Đáp lại, Hiệu trưởng Harvard - ông Alan Garber tuyên bố các yêu cầu trên đã vượt quá thẩm quyền của chính phủ liên bang.

“Nhà trường sẽ không từ bỏ quyền tự chủ cũng như các quyền hiến định của mình. Không chính phủ nào, bất kể đảng nào nắm quyền, được phép quyết định chương trình đại học tư nhân có thể giảng dạy” - ông Alan khẳng định trong thư phản hồi.

Ông Trump đóng băng tài trợ cho Harvard

Ngày 14-4, chỉ vài giờ sau khi Harvard tuyên bố từ chối tuân thủ, chính quyền ông Trump thông báo đóng băng 2,2 tỉ USD tài trợ liên bang, dừng các hợp đồng trị giá 60 triệu USD với cơ sở giáo dục này.

“Phát ngôn của Harvard hôm nay càng củng cố tư duy quyền lực đáng lo ngại đang tồn tại ở những trường ĐH danh tiếng nhất nước, rằng đầu tư từ liên bang không kéo theo trách nhiệm tuân thủ luật bảo vệ quyền dân sự” - theo Nhóm liên ngành Chống tư tưởng bài xích Do Thái (JTFCAS), thuộc Bộ Giáo dục Mỹ.

Sau đó, ông Trump đăng nền tảng Truth Social đe dọa sẽ thu hồi quy chế miễn thuế của Harvard, cho rằng trường nên bị đánh thuế như một “thực thể chính trị”.

"Harvard không còn được xem là một địa chỉ đào tạo tốt và một trong những trường đại học tuyệt vời nhất thế giới. Harvard là một trò đùa, khi chỉ giảng dạy về sự thù ghét và ngu ngốc. Họ không nên nhận tài trợ liên bang nữa" - ông Trump viết.

Ông Trump còn nhắm vào những trường nào khác?

Harvard không phải là trường đầu tiên bị chính quyền ông Trump nhắm đến. Các trường khác từng nhận được những yêu cầu tương tự gồm Princeton, Brown, Cornell, Northwestern và Columbia.

Harvard là trường ĐH giàu nhất nước Mỹ với quỹ hiến tặng hơn 53 tỉ USD, nhờ đó có lợi thế hơn các trường khác trong việc chống lại áp lực tài chính từ liên bang.

Dù khoản viện trợ từ chính phủ rất lớn, Harvard vẫn tự thực hiện nhiều nghiên cứu vượt xa số tiền được cấp.

Ngày 15-4, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng ủng hộ ĐH Harvard sau khi chính quyền ông Trump quyết định cắt khoản viện trợ liên bang cho cơ sở này, theo tờ The Guardian.

“Harvard đã nêu gương cho các cơ sở giáo dục đại học khác khi bác bỏ một nỗ lực can thiệp vụng về và phi pháp nhằm bóp nghẹt tự do học thuật, đồng thời thực hiện các bước đi cụ thể để bảo đảm mọi sinh viên tại Harvard được học tập trong môi trường đề cao tư duy phản biện, tranh luận nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau" - ông Obama nói.

"Mong rằng các trường khác sẽ noi theo" - cựu lãnh đạo Mỹ bày tỏ.

Chính quyền Tổng thống Trump đóng băng 2,2 tỉ USD tài trợ cho ĐH Harvard sau khi trường này tuyên bố sẽ không tuân thủ...

Theo DƯƠNG KHANG ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Donald Trump

Xem Thêm