Chia sẻ

Động thái của Mỹ với Ấn Độ và Pakistan khi căng thẳng giữa hai bên leo thang

Washington kêu gọi Ấn Độ và Pakistan tìm kiếm "giải pháp có trách nhiệm" trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia Nam Á gia tăng sau vụ tấn công của các phần tử cực đoan Hồi giáo tại Kashmir.

Binh sĩ Ấn Độ canh gác tại khu vực xảy ra vụ xả súng khiến 26 du khách thiệt mạng ở vùng Kashmir. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Ấn Độ canh gác tại khu vực xảy ra vụ xả súng khiến 26 du khách thiệt mạng ở vùng Kashmir. Ảnh: Reuters.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/4 cho biết Washington đang liên lạc với cả Ấn Độ và Pakistan, đồng thời kêu gọi hai nước nỗ lực hướng tới một "giải pháp có trách nhiệm" trong bối cảnh căng thẳng leo thang sau vụ tấn công gần đây tại Kashmir.

Về mặt công khai, chính phủ Mỹ bày tỏ sự ủng hộ đối với Ấn Độ sau vụ tấn công, nhưng không chỉ trích Pakistan. New Delhi cáo buộc Islamabad đứng sau vụ tấn công ngày 22/4 ở khu vực tranh chấp Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 du khách thiệt mạng. Phía Pakistan bác bỏ cáo buộc và kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập.

"Chúng tôi đang theo dõi sát các diễn biến. Chúng tôi đã liên lạc với chính phủ Ấn Độ và Pakistan ở nhiều cấp độ”, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Reuters. "Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên hợp tác để tìm ra một giải pháp có trách nhiệm”.

Đồng thời, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố Washington "sát cánh cùng Ấn Độ và lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Pahalgam", lặp lại những phát biểu gần đây của Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống J.D. Vance.

Ấn Độ đang trở thành một đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ trong chiến lược đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc tại châu Á. Trong khi đó, vai trò của Pakistan với Washington đã suy giảm đáng kể sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2021.

Michael Kugelman, chuyên gia Nam Á tại Washington và cây bút của tạp chí Foreign Policy, nhận định Ấn Độ hiện là đối tác thân thiết với Mỹ hơn nhiều so với Pakistan.

"Điều này có thể khiến Islamabad lo ngại rằng nếu Ấn Độ tiến hành trả đũa quân sự, Mỹ sẽ cảm thông với lập trường chống khủng bố của New Delhi và sẽ không ngăn cản”, ông Kugelman nói với Reuters.

Hussain Haqqani, cựu đại sứ Pakistan tại Mỹ và hiện là thành viên cao cấp của Viện Hudson, cũng cho rằng hiện không có dấu hiệu cho thấy Mỹ muốn can thiệp để hạ nhiệt tình hình.

"Ấn Độ từ lâu đã bất bình về tình trạng khủng bố xuất phát hoặc được hỗ trợ từ bên kia biên giới. Pakistan thì luôn tin rằng Ấn Độ muốn chia cắt nước này. Cứ vài năm, hai nước lại rơi vào tình trạng sục sôi. Nhưng lần này, Mỹ không có hứng thú can thiệp”, ông Haqqani nhận định.

Kashmir, vùng đất có đa số dân theo đạo Hồi, hiện đang bị cả Ấn Độ (đa số dân theo đạo Hindu) và Pakistan (quốc gia Hồi giáo) tuyên bố chủ quyền toàn bộ, nhưng mỗi bên chỉ kiểm soát một phần và từng nhiều lần xung đột vì tranh chấp ở khu vực này.

Bộ trưởng Đường sắt Pakistan – ông Hanif Abbasi – cảnh báo, Ấn Độ nên “chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh toàn diện” với...

Theo Nhật Minh - Reuters ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Tin tức Mỹ

Xem Thêm