Tranh cãi xung quanh câu chuyện mặc "thoáng" với đồng phục thể dục nữ sinh
Đồng phục tập thể dục nữ sinh như đồ bơi được các cô gái trưởng thành ưa chuộng.
Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, hình ảnh các cô gái trưởng thành diện đồng phục tập thể dục dành cho nữ sinh tạo nên "cơn sốt" mới.
Trang phục được mô tả giống như tankini (đồ bơi bao gồm áo dáng ôm và quần lót).
Các cô gái chụp hình trong bối cảnh trường học, sân tập thể dục.
Đồng phục tập thể dục cho nữ sinh thường có gam màu đỏ mận và xanh biển.
Các cô gái trưởng thành thích mặc kiểu này chụp ảnh nhằm lưu lại khoảnh khắc thanh xuân đáng nhớ, ở thời điểm họ thấy mình trẻ và đẹp nhất.
Tuy nhiên, cách mặc này cũng gây ra khá nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều.
Có nhiều người cho rằng, kiểu quần này quá ngắn và không có nữ sinh nào ăn mặc như vậy.
Tuy nhiên, trên thực tế, kiểu mặc này được lấy cảm hứng từ đồng phục tập thể dục dành cho nữ sinh Nhật Bản.
Đặc biệt là chiếc quần trong phiên bản gốc còn ngắn hơn cả trong tưởng tượng.
Tờ Sankei Shimbun cho biết, quần tập thể dục của nữ sinh Nhật vào những năm 1900 là thiết kế dáng dài, kiểu dáng khá kín đáo.
Đến giữa năm 1960, quần tập thể dục được thiết kế lại ngắn như quần bơi, ôm sát cơ thể.
Về nguồn gốc, quần tập thể dục nữ sinh Nhật Bản có sự thay đổi bắt nguồn từ Thế vận hội Tokyo trước đó, các vận động viên đội tuyển bóng chuyền nữ Liên Xô đã mặc quần đùi bó sát để thể hiện sức khỏe và vẻ đẹp hình thể tạo nên trào lưu.
Một học giả khác tin rằng loại quần thể thao tương tự như quần bơi này được nhà sản xuất phát triển để cải thiện hiệu suất thể thao.
Sau này, có nhiều ý kiến phản bác lại, cho rằng điều đó hoàn toàn vô lý.
Vẫn có nhiều VĐV thể thao nắm giữ kỷ lục mà không cần mặc quần quá ngắn để thi đấu.
Sự khác biệt tồn tại trên thực tế giữa quần đùi với quần bơi cũng không hoàn toàn liên quan đến tính hiệu quả.
Cận cảnh dàn nữ sinh mặc đồng phục như tankini trong giờ học thể dục.
Những chiếc quần đùi siêu ngắn này dần biến mất vào cuối năm 1990. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này liên quan đến thuật ngữ "quấy rối tình dục" phổ biến vào năm 1989.
Nhà trường đã đổi lại quần thể thao dáng dài hơn để tránh gây ra tranh cãi trái chiều.
Ngoài ra, một số người lại cho rằng, sở dĩ quần đùi bó sát của nữ sinh bị bãi bỏ hoàn toàn là do nam nữ bắt đầu học thể dục chung, nhà trường đã thay đổi kiểu dáng đồng phục để tạo sự nhất quán.