Chia sẻ

Thêm hãng sữa, thực phẩm bổ sung bị Bộ Y tế đề nghị kiểm tra hoạt động quảng cáo

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ và sữa Hikid.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngày 15/4 có Văn bản số 754/ATTP-NĐTP gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội về việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ.

Cục An toàn thực phẩm cho biết, báo chí đã phản ánh về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ có dấu hiệu "thổi phồng" công dụng, "thành thần dược chữa bệnh tự kỷ" - vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm. Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quảng cáo sản phẩm vi phạm (nếu có) và báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ và sữa Hikid.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ và sữa Hikid.

Cùng ngày, Cục An toàn thực phẩm cũng có Văn bản số 741/ATTP-NĐTP gửi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đề nghị kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sản phẩm sữa Hikid vi phạm quy định.

Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm nhận được phản ánh trong một bài báo về việc kiểm tra, xử lý nội dung quảng cáo sản phẩm sữa Hikid. Cơ sở, sản phẩm được phản ánh trong bài báo nằm trên địa bàn TP. Hà Nội.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi quảng cáo sản phẩm vi phạm trong bài báo đã nêu, báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm và thông tin cho tòa soạn báo.

Trước đó, Công ty TNHH XNK&TM Phương Linh, đơn vị nhập khẩu và phân phối độc quyền sữa Hikid đã phát đi thông cáo xin lỗi khách hàng. Thông cáo báo chí trên được đăng tải vào chiều ngày 14/4/2025 trên fanpage “Hikid Viet Nam”, trang có 10 nghìn lượt thích và 11 nghìn lượt theo dõi.

Theo đó, Công ty khẳng định đây là sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất theo tiêu chuẩn nội địa Hàn Quốc, đang được người tiêu dùng tại Hàn Quốc sử dụng rộng rãi và đã được lưu hành hợp pháp tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Toàn bộ thành phần dinh dưỡng của sản phẩm đã được chứng nhận đầy đủ tại Bộ An toàn Thực phẩm và Dược Phẩm Hàn Quốc và được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành.

Về thông tin hàm lượng CBP, Công ty khẳng định trong thành phần sản phẩm có chứa CBP (Colostrum Basic Protein) với hàm lượng 2mg/100g sữa bột. Thông tin này là chính xác, phù hợp với hồ sơ công bố tại cả hai quốc gia.

Trước ý kiến của dư luận, trong thông cáo báo chí đăng tải công khai, Công ty cũng nhìn nhận lại sự thiếu sót: “Liên quan đến các thông tin so sánh “hàm lượng 2mg CBP/100g bột sữa tương đương hàm lượng CBP có trong 20 lít sữa tươi”, chúng tôi nhìn nhận sự thiếu sót rằng hiện chưa có cơ sở khoa học hoặc tài liệu quy đổi chính thức từ các cơ quan chức năng xác nhận con số cụ thể. Do đó, nếu những thông tin này đã được diễn đạt chưa đủ rõ ràng trong truyền thông, chúng tôi xác nhận và sẽ điều chỉnh lại theo hướng minh bạch hơn".

Khi danh sách 573 loại sữa giả bị phanh phui, chị Hoàng Thu Liên, 33 tuổi, chết lặng vì thấy có loại sữa con đang uống...

Theo Vân Anh ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Thông tin thị trường

Xem Thêm