Sản xuất, buôn bán sữa giả có thể chịu mức phạt như nào?
TS. Ls. Đặng Văn Cường: “Hệ sinh thái sản xuất sữa giả mới đây là một trong các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, có hàng ngàn người bị thiệt hại trong vụ án này, gây bức xúc trong dư luận xã hội và đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng”.
Mới đây, cơ quan công an đã khởi tố, bắt tạm giam 08 bị can về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Kết quả điều tra bước đầu của Cơ quan công an xác định: Từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty CP Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất kinh doanh sữa bột. Đến nay đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.
Ts. Ls. Đặng Văn Cường nhận định đây là một trong các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, có hàng ngàn người bị thiệt hại trong vụ án này, gây bức xúc trong dư luận xã hội và đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cơ quan điều tra cũng có thể khởi tố thêm một số đối tượng về tội lừa dối khách hàng theo quy định tại điều 198 bộ luật hình sự.
Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa có chất lượng đạt dưới 70% so với công bố thì đó là hàng giả - giả về chất lượng. Hàng giả là thực phẩm thì có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ nên việc cơ quan chức năng căn cứ vào kết quả xác minh, chất lượng sản phẩm so với chất lượng công bố để xử lý hình sự đối với các đối tượng này là rất cần thiết.
Căn cứ theo điều 193 bộ luật hình sự, đối tượng thực hiện hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm có thể phải chịu mức hình phạt tù tới mức cao nhất là tù chung thân. Tội danh sản xuất hàng giả là thực phẩm còn có thể áp dụng với pháp nhân thương mại với mức phạt cao nhất có thể đến 18.000.000.000 đồng.
Các đối tượng không chỉ có hành vi sản xuất hàng giả mà còn có hành vi bán hàng giả lừa dối khách hàng. Bởi vậy cơ quan điều tra sẽ mở rộng điều tra vụ án này để xác định có hành vi lừa dối khách hàng hay không. Người nào biết rõ hàng là hàng giả, không đảm bảo chất lượng như đã công bố nhưng vẫn thổi phồng tác dụng, đưa ra những thông tin quảng cáo sai sự thật để lừa dối người tiêu dùng thì cũng có thể bị xử lý hình sự về tội lừa dối khách hàng theo quy định tại điều 198 bộ luật hình sự với hình phạt có thể tới 05 năm tù. Tội danh này quy định về việc xử lý hình sự đối với những người bán hàng mà có hành vi gian dối trong việc cân đong đo điểm hoặc "dùng thủ đoạn gian dối khác" để lừa dối khách hàng thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên.
Điều đáng chú ý là để bán được số lượng hàng giả, hàng kém chất lượng khổng lồ như vậy thì các đối tượng này sử dụng rất nhiều các chiêu trò quảng cáo thổi phồng công dụng, tác dụng biến sữa như thần dược, như một sản phẩm thần kỳ có thể làm cho trẻ em cao lớn nhanh chóng, khỏe mạnh, thông minh, người già khỏi bệnh khiến nhiều người tin tưởng và ngoài ra còn có sự tiếp tay của rất nhiều những người có sức ảnh hưởng trên không gian mạng. Bởi vậy quá trình điều tra vụ án này, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ hành vi quảng cáo sai sự thật, quảng cáo gian dối và xử lý đối với những người đã tiếp tay cho các hoạt động bán hàng giả này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hành vi quảng cáo gian dối, vi phạm luật quảng cáo là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà người thực hiện hành vi quảng cáo gian dối sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với những người nổi tiếng tham gia quảng cáo để bán các sản phẩm này thì cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ hành vi vai trò, thông tin phải nhận thức và trách nhiệm pháp lý của họ đối với vụ án này. Trong trường hợp những người này biết rõ đây là hàng giả, không đảm bảo chất lượng như đã công bố nhưng vẫn tiếp tay giúp sức cho hành vi bán hàng giả thì có thể bị xử lý hình sự về tội lừa dối khách hàng theo quy định tại điều 198 bộ luật hình sự.
Với tội vi phạm về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điều 221 bộ luật hình sự thì hình phạt cũng có thể tới 20 năm tù.
Tất cả những khách hàng mua phải sản phẩm kém chất lượng này có quyền yêu cầu doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh gian dối này phải bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Những người đã từng mua các sản phẩm sữa giả này có quyền trình báo sự việc với cơ quan điều tra phải cung cấp thông tin, tài liệu để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đồng thời xem xét trách nhiệm của các tổ chức cá nhân khác có liên quan theo quy định của pháp luật, có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại để cơ quan tố tụng xem xét giải quyết trong quá trình giải quyết vụ án này.
Từ hai doanh nghiệp chính là Rance Pharma và Hacofood Group, nhóm chủ mưu đã lập thêm 9 công ty để sản xuất, phân phối...