Chia sẻ

“Của nợ” nhà nông hóa “của để dành”: Không cần chăm bón, cứ hái là hốt bạc

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ
0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Những loài thực vật dại vô giá trị có thể giúp bạn “hái ra tiền” nếu biết khai thác đúng cách.

Cây dại mọc khắp Việt Nam và tiềm năng kinh tế lớn

Ở nông thôn có rất nhiều loài thực vật lạ, dù mọc phổ biến khắp nơi nhưng nhiều người vẫn không biết tên chúng là gì. Thậm chí, phần lớn cây dại bị coi là vô giá trị, dù thực tế có rất nhiều công dụng hữu ích và người dân hoàn toàn có thể hái bán “ra tiền”.

“Của nợ” nhà nông hóa “của để dành”: Không cần chăm bón, cứ hái là hốt bạc - 1

Điển hình phải kể đến cây sàn sạt - một loài dây leo dại mọc rải rác ven rừng, quanh làng bản, lùm bụi. Ở nước ta, bạn có thể tìm thấy cây sàn sạt ở Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nội, Nghệ An. Ngoài ra, loài cây này cũng phân bố ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Đặc điểm của cây sàn sạt là toàn thân có gai bao phủ, dễ khiến người nông dân bị trầy xước da khi nhổ bỏ chúng trên đất trồng. Ngoài ra, do cây sàn sạt sinh sản mạnh mẽ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Vì vậy, chúng thường bị người nông dân coi là cỏ “ác tính”. 

Ít ai biết, cây sàn sạt thật ra có rất nhiều giá trị. Tại Việt Nam, toàn cây sàn sạt còn có giá trị dược liệu, được thu hoạch vào mùa hè thu. 

“Của nợ” nhà nông hóa “của để dành”: Không cần chăm bón, cứ hái là hốt bạc - 2

Được biết, sàn sạt có vị ngọt, đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi niệu, tán kết, kiện tỳ, thoái hư nhiệt. Người Việt thường dùng chúng để điều trị bệnh ngoài da như bỏng rạ, nổi mụn, mẩn ngứa, lở loét da, chữa vết rắn cắn… 

“Của nợ” nhà nông hóa “của để dành”: Không cần chăm bón, cứ hái là hốt bạc - 3

Ở Trung Quốc, cây sàn sạt còn có nhiều ứng dụng khác. Chùm quả có thể dùng để nấu bia, phần thân dây leo nếu sấy khô có thể bán với giá 20 NDT (69.000đ)/kg. Vỏ thân là nguyên liệu thô dùng để sản xuất giấy, hạt quả có thể dùng để làm xà phòng. Ở đây, người dân cũng dùng cây sàn sạt để làm thuốc với nhiều công dụng như thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa ho.

Giống cây dại này đẹp đến khó tin, nhưng cũng chứa chất kịch độc có thể “lấy mạng” con người.

Theo Hương Nguyễn (Theo weixin.qq) ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Đắt - Độc - Lạ

Xem Thêm