Chia sẻ

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Theo TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền - Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Da liễu Trung ương, hiện nay xu hướng mắc bệnh lây truyền tình dục thường gặp ở những bệnh nhân trẻ tuổi, lứa tuổi hay gặp nhất từ 18-30 tuổi.

Cùng tìm hiểu một số câu hỏi thường gặp nhất về bệnh lây truyền qua đường tình dục.

1. Nguyên nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được biết là lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang thai, sinh nở và cho con bú.

Một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hay gặp nhất là sùi mào gà, lậu và giang mai...

Một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hay gặp nhất là sùi mào gà, lậu và giang mai...

2. STI lây lan như thế nào?

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục thường lây lan qua tiếp xúc tình dục, bao gồm quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng và hậu môn. Một số loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như viêm gan hoặc HIV cũng có thể lây truyền qua các sản phẩm máu hoặc từ việc dùng chung kim tiêm và ống tiêm. Một số bệnh khác như lậu, Chlamydia, giang mai, HIV, Herpes, HPV và viêm gan có thể lây truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai hoặc sinh nở.

3. Dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?

Điều đáng sợ về STI là chúng diễn ra âm thầm. Phần lớn các bệnh nhiễm trùng không có triệu chứng hoặc không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào ban đầu.

Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia và bệnh lậu có thể không có triệu chứng, nghĩa là người mắc không nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường. Nếu bệnh lây truyền gây ra triệu chứng, có thể biểu hiện bằng khí hư âm đạo hoặc dương vật, đau khi đi tiểu, lở loét ở bộ phận sinh dục, mụn cóc hoặc loét, đau bụng, sốt và chảy máu hoặc đau khi giao hợp.

4. Nên sàng lọc STI bao lâu một lần?

Vì phần lớn các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể không có triệu chứng, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) khuyến cáo nên sàng lọc bệnh Chlamydia và bệnh lậu hàng năm cho phụ nữ hoạt động tình dục trong độ tuổi từ 15-25. Ngoài ra, tất cả thanh thiếu niên và người lớn trong độ tuổi từ 13-65 nên được sàng lọc HIV ít nhất một lần.

Việc sàng lọc có thể được thực hiện như một phần trong đợt thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm hoặc bất cứ lúc nào. Nhìn chung, mọi người nên đi khám sàng lọc khi bắt đầu hoạt động tình dục và khi bắt đầu mối quan hệ với bạn tình mới.

Những nhóm dân số có nguy cơ cao hơn có thể cần sàng lọc thường xuyên hơn và thường xuyên trao đổi với bác sĩ về các yếu tố rủi ro cá nhân. Phụ nữ mang thai cần sàng lọc bổ sung trong thời kỳ mang thai để phát hiện HIV, giang mai, lậu, Chlamydia và viêm gan B và C.

5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục được điều trị như thế nào?

Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như lậu, Chlamydia, giang mai và trichomonas được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh. Đôi khi có thể cần thêm một vài liều hoặc nhiều loại kháng sinh tùy thuộc vào loại nhiễm trùng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Một số bệnh nhiễm trùng khác như Herpes, virus u nhú ở người (HPV) hoặc HIV không thể điều trị được nhưng có thể được kiểm soát bằng thuốc kháng virus hoặc các liệu pháp khác để điều trị các tổn thương.

Việc điều trị bệnh lây truyền đồng thời cho cả vợ và chồng (hoặc bạn tình thường xuyên) là cần thiết.

Việc điều trị bệnh lây truyền đồng thời cho cả vợ và chồng (hoặc bạn tình thường xuyên) là cần thiết.

6. Các bệnh STI có gây nguy hiểm cho người mắc hay không?

Khi không được điều trị, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể lây lan khắp cơ thể, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Bệnh lậu và giang mai là những ví dụ về các tình trạng có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Nhiễm HIV gây ra ức chế miễn dịch có thể dẫn đến tử vong do ung thư hoặc các bệnh nhiễm trùng hiếm gặp, mặc dù các phương pháp điều trị có sẵn để trì hoãn các hoạt động ức chế miễn dịch của virus.

Cả hai bệnh viêm gan B và C đều có thể gây tổn thương gan; đôi khi tiến triển thành suy gan.

Nhiễm virus Herpes (HPV) vẫn tồn tại trong suốt cuộc đời, với khả năng bùng phát bệnh trong tương lai; tuy nhiên, không có cách chữa trị.

7. Có phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?

Sử dụng bao cao su có thể giúp ngăn ngừa lây truyền nhiều bệnh STI nhưng không có phương pháp phòng ngừa nào là an toàn 100%. Luôn đi khám tầm soát khi thay đổi bạn tình hoặc hạn chế số lượng bạn tình có thể giúp giảm nguy cơ tiếp xúc với các bệnh nhiễm trùng.

Vaccine có thể góp phần ngăn ngừa hiệu quả nhiều bệnh, bao gồm một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như HPV và viêm gan. Có loại vaccine hiệu quả có sẵn để ngăn ngừa HPV, nguyên nhân gây ra cả mụn cóc sinh dục và một số loại ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn. Cả bé trai và bé gái bắt đầu từ 9 tuổi đều được khuyến cáo tiêm vaccine để giúp giảm nguy cơ mắc HPV.

Quan hệ tình dục là thứ rất dễ "nghiện", nhất là ở lứa tuổi trẻ và những người có sức khỏe, sinh lực tràn trề. Nhưng cái...

Theo Thiên Châu ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Sức khỏe tình dục

Xem Thêm