Việt Nam sở hữu loại cây "đẻ ra tiền" chỉ 10 quốc gia trồng được, xuất khẩu thu tiền tỷ
Việt Nam giữ ngôi vị xuất khẩu đứng top đầu thế giới ở loại cây quý này.
Việt Nam sở hữu một loại cây gia vị quý hiếm lâu đời nhất trên thế giới là cây quế.
Quế được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc.
Trên thế giới, quế là cây gia vị hiếm chỉ có tại một số ít quốc gia gồm Trung Quốc, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ,…
Xuất khẩu quế của Việt Nam trong tháng 5/2024 đạt 11.176 tấn. Một số thị trường ghi nhận mức tăng đột biến trong tháng 5 là Indonesia với mức tăng 600%.
Ở nước ta, quế phân bố hầu khắp các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, phải kể đến bốn vùng trồng quế tập trung là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 - 80.000 tấn/năm.
Quế có nhiều tác dụng trong sản xuất và cuộc sống như sử dụng làm gia vị, làm hương liệu, làm thuốc chữa bệnh, sử dụng để chế biến thức ăn, nuôi gia súc, gia cầm hoặc sử dụng làm phân bón…
Diện tích trồng quế ở Việt Nam cũng đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thị trường
Khi thu hoạch, vỏ có giá trị cao nhất, còn thân cây dùng làm củi, lá phơi khô bán cho những người làm hương. Quá trình bóc vỏ đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ để vỏ không bị nứt, gãy
Cây quế được tính theo năm tuổi, cây càng lâu năm, vỏ dày thì tiền cao hơn. Trung bình cứ 3 kg quế tươi sẽ thu được một kg khô, có giá từ 65.000 đến 70.000 đồng.
Quế phơi khô được xay nhỏ sản xuất tinh dầu.