Tỉnh nhỏ thứ 4 cả nước, từ thuần nông nay lọt top 10 thu nhập đầu người cao nhất Việt Nam
Diện tích không lớn nhưng tỉnh này đã có bước phát triển ngoạn mục.
Đây là tỉnh nằm gần Hà Nội, những năm qua phát triển nhanh đặc biệt là tốc độ tăng về thu nhập đầu người.
Vĩnh Phúc từng chỉ có thu nhập bình quân đầu người chưa đến 2 triệu đồng/người/năm cách đây 25 năm, nhưng hiện nay đã ở mức 127 triệu đồng/người/năm.
Năm 2022, kinh tế của tỉnh đã có sự phục hồi, tăng trưởng 9,54%-cao nhất từ năm 2014 đến nay; tổng thu ngân sách đạt kỷ lục trên 40.000 tỷ đồng, trong đó 90% là thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Sau 25 năm tái lập, từ một tỉnh thuần nông, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn, là một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Vĩnh Phúc nằm trong nhóm 5 địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tốt nhất cả nước.
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với lợi thế nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Quảng Ninh - Vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc.
Từ chỗ chỉ có 1 KCN với quy mô 50 ha (KCN Kim Hoa-Mê Linh) vào năm 1998, đến nay, tỉnh có 18 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích trên 5.200 ha.
Vĩnh Phúc từ tỉnh phải nhận hỗ trợ từ Trung ương vươn lên trở thành địa phương có đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương từ năm 2004 đến nay.
Tỉnh này đặt mục tiêu đến năm 2025 là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.
Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc dưới 1%.