Thứ Năm, ngày 26/05/2022 10:02 AM (GMT+7)
Đáng chú ý, đây còn là 1 trong những nước có trữ lượng dầu lớn nhất hành tinh.
Từng là nơi sản sinh ra vô số tài phiệt triệu đô, Venezuela ngày nay lại đang trên đà xuống dốc với nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng.
Được biết, đây là quốc gia có giá xăng được quy định ở mức thấp kỷ lục trên thế giới, chỉ rơi vào khoảng 0,1 Bolivar Venezuela/lít, tương đương… 460 đồng/lít.
Giá xăng nơi đây thậm chí được ví là “rẻ hơn nước”, khi một chai nước còn được bán với giá 0,88 USD (tương đương 20.000 đồng).
Venezuela tuy sở hữu trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng trên thực tế, thu nhập của dân cư sống tại quốc gia này lại không hề cao.
Theo OVF (đài quan sát tài chính của Venezuela) trong một cuộc khảo sát gần đây với hơn 300 công ty, mức lương trung bình của người lao động tại đây chỉ khoảng 53 USD/tháng (chỉ khoảng 1,2 triệu đồng).
Với những vị trí cao hơn như chuyên gia, kỹ thuật viên hay quản lý, mức lương có thể lên tới tầm 100 - 216 USD/tháng (khoảng 2,3 - 5 triệu đồng).
Tính đến nay, đã có hơn 4 triệu người Venezuela rời bỏ đất nước với mong muốn thoát khỏi tình trạng lương thấp, các bệnh viện xuống cấp, các dịch vụ cơ bản không được đáp ứng và thiếu an ninh.
Lý do đằng sau nằm ở sự khủng hoảng kinh tế kéo dài do lạm phát về tiền tệ, khiến đồng tiền Venezuela rớt giá tới mức người dân phải trao đổi vật phẩm thay vì sử dụng tiền bản địa.
Đáng sợ hơn, năm 2019 ghi nhận mệnh giá tiền cao nhất từng được sản xuất của nước này lên tới… 1 triệu Bolivar.
Sau khi Mỹ giáng đòn trừng phạt vào nước này khiến các dịch vụ cơ bản như vận tải, điện, nước sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều người dân ở đây không còn lựa chọn nào ngoài việc di cư sang nước khác để mưu sinh.
Tính đến ngày 5/3/2021, mỗi công dân tại Venezuela phải cần đến 1,889 triệu Bolivar mới có thể đổi được… 1 USD (khoảng 23.000 đồng).
Theo thống kê của chính phủ Venezuela, mỗi gia đình gồm có 4 thành viên ở Venezuela cần phải có mức thu nhập khoảng 200 USD để có thể chi trả cho tất cả các dịch vụ cơ bản.
Đáng chú ý, mức độ lạm phát của nước này được ghi nhận lên tới hơn 200% và từng có thời gian trải qua 3 quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Ngoài các khoản nợ trái phiếu chưa thể trả nợ lãi và gốc, Venezuela còn nợ tiền Trung Quốc, Nga, các hãng cung cấp dịch vụ dầu mỏ, các hãng hàng không Mỹ và nhiều tổ chức khác.
Nhiều giới chức đầu tư chia sẻ, chính sự quản lý nền kinh tế yếu kém và một bộ máy làm việc không hiệu quả đã gây ra cuộc khủng hoảng không đáng có tại đất nước này.
(Lật để xem ảnh tiếp theo)
Theo Hương Nguyễn (Tổng hợp)([Tên nguồn])
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Trước khi giành được độc lập hoàn toàn, Đông Timor từng là một phần của đế quốc Bồ Đào Nha trong suốt 500 năm và khoảng 24 năm dưới sự kiểm...
Chính bởi sự giàu có và phồn thịnh trong nền kinh tế mà quốc gia này đã được chọn là chủ nhà của giải World Cup năm 2022.
Sở hữu nguồn năng lượng khắp nơi đang khát khao, quốc gia này có tiềm năng đã giàu lại càng giàu.