Mất hơn 800 tỷ đồng trong 1 ngày, tài sản của đại gia Trương Gia Bình còn bao nhiêu?
Cùng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, khối tài sản của đại gia Trương Gia Bình cũng ghi nhận mức giảm tới hơn 800 tỷ đồng. Đại gia 68 tuổi cũng là một trong những người giảm tài sản mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.
Sau chuỗi 3 phiên hồi phục, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có hai phiên giảm điểm liên tiếp. Kết phiên giao dịch ngày 16/4, chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 17,49 điểm, tương đương giảm 1,42% so với phiên liền trước.
Sàn HoSE ghi nhận 153 mã tăng giá, trong đó có 6 mã tăng kịch trần; 319 mã giảm giá, trong đó 7 mã giảm kịch sàn. Trong phiên có hơn 818 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay với giá trị giao dịch hơn 19.465 tỷ đồng, giảm mạnh so với hơn 1,069 tỷ cổ phiếu và giá trị hơn 24.216 tỷ đồng của phiên giao dịch ngày 15/4.
Trong ngày VN-Index giảm mạnh, mã cổ phiếu FPT của CTCP FPT do đại gia Trương Gia Bình giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị có phiên giảm kịch sàn về mức 107.900 đồng/cổ phiếu.
Khối tài sản trên sàn chứng khoán của Chủ tịch Trương Gia Bình giảm mạnh từ đầu năm 2025. Ảnh: FPT
Dù giá giảm sâu, thanh khoản của cổ phiếu FPT lại tăng vọt, với hơn 18 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay, giá trị giao dịch đạt gần 2.000 tỷ đồng. Thanh khoản và giá trị giao dịch đều tăng hơn gấp đôi so với phiên liền trước.
Đây là một trong 5 phiên ghi nhận thanh khoản của cổ phiếu FPT cao nhất kể từ đầu tháng 4 đến nay.
Mức giảm sâu trong phiên giao dịch ngày 16/4 khiến giá trị vốn hóa của FPT ghi nhận mức giảm gần 12.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, với việc đang nắm trực tiếp hơn 102 triệu cổ phiếu FPT, khối tài sản của Chủ tịch Trương Gia Bình cũng ghi nhận mức giảm tới hơn 826 tỷ đồng. Tính theo giá kết phiên, đại gia 68 tuổi đang trực tiếp nắm giữ khối tài sản tại FPT trị giá gần 11.100 tỷ đồng.
Cùng với biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam, FPT là một trong những mã cổ phiếu ghi nhận mức giảm mạnh nhất trên sàn HoSE từ đầu năm đến nay.
Theo đó, so với mức giá 152.500 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024, đến nay cổ phiếu FPT ghi nhận mức giảm 44.600 đồng/cổ phiếu, tương đương giảm hơn 29%.
Cổ phiếu FPT giảm mạnh trong bối cảnh doanh nghiệp của đại gia Trương Gia Bình đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng mạnh trong năm 2025.
Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2025 mới tổ chức, FPT đặt mục tiêu doanh thu 75.400 tỷ đồng, tăng 20% so với 2024. Lợi nhuận trước thuế 13.395 tỷ đồng, tăng 21%.
Trong đó, khối công nghệ đặt mục tiêu tăng trưởng 26% doanh thu và 27,2% lợi nhuận trước thuế. Thị trường Nhật Bản kỳ vọng đạt 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2027. Khối Viễn thông kỳ vọng tăng trưởng 13% về doanh thu và 17,1% về lợi nhuận trước thuế.
Trong lĩnh vực giáo dục, tập trung mở rộng mạng lưới trường phổ thông, dạy nghề và đại học trên toàn quốc nhằm đồng hành cùng các địa phương trong công tác phát triển nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trước đó, năm 2024, FPT ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng với doanh thu đạt 62.849 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 11.070 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 19,4% vào 20,3% so với năm 2023, vượt 102% mục tiêu kế hoạch đã đề ra tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.
Đóng vai trò then chốt trong sự tăng trưởng này là lĩnh vực dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài với doanh thu tăng trưởng 27,4% so với năm trước, đạt 30.953 tỷ đồng (tương đương 1,2 tỷ USD).
Tỷ phú người Pháp Bernard Arnault – Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn thời trang xa xỉ LVMH – vừa mất hơn 9 tỷ USD chỉ trong...