Chia sẻ

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm

0:00
0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quảng Nam Phố cổ Hội An có hơn 1.100 di tích, trải qua hàng trăm năm, chịu nhiều tác động nhưng vẫn được gìn giữ, bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 1

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 2

Hội An nằm ở cửa sông Thu Bồn, từng được đặt tên là Lâm Ấp phố. Đến giữa thế kỷ 16, các chúa Nguyễn vào trấn thủ Đàng Trong, từ một cảng suy tàn, Hội An mau chóng trở thành trung tâm thương mại quốc tế sôi động bậc nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á. Cảng thị Hội An thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Từ cuối thế kỷ 19, do nhiều yếu tố bất lợi, cảng thị thuyền buồm Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho cảng thị cơ khí Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6/11/1996, Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách, Hội An là thị xã của tỉnh Quảng Nam và tháng 1/2008 lên thành phố. Ảnh trên là một góc phố cổ Hội An, đoạn đường Lê Lợi giao với Bạch Đằng.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 3

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 4

Chợ Hội An năm 1930. Chợ xuất hiện từ những năm 1841, ban đầu chợ ở ngay khu vực đình Ông Voi, năm 1848 được dời về sát sông Bạch Đằng và mở rộng. Chợ Hội An cũng giống phố cổ là khu giao thương quốc tế đông đúc chuyên buôn bán các mặt hàng nhập khẩu.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 5

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 6

Hội quán Quảng Đông ở số 176 Trần Phú giữa thế kỷ 19. Hội quán được xây dựng năm 1885 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Quảng Đông ở Hội An.

Hội quán thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau chuyển sang thờ Quan Công. Nhờ nghệ thuật kiến trúc độc đáo đan xen giữa vùng Quảng Đông với truyền thống địa phương trong việc sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ - đá, trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí nên hội quán có vẻ đẹp riêng, thu hút đông đảo du khách tham quan.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 7

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 8

Đường ven sông Bạch Đằng năm 1950, bên trái sông là khu phố cổ. Trải qua 75 năm nhưng không có nhiều thay đổi, bên phải sông xây dựng vỉa hè cho khách tản bộ.

Hội An sở hữu 1.439 di tích, trong đó khu vực I (vùng lõi) với diện tích 30 ha nhưng tập trung 1.175 di tích kiến trúc nghệ thuật, thuộc các công trình dân dụng nhà ở, cầu, giếng, chợ, công trình tín ngưỡng đình, chùa, lăng, miếu, hội quán, nhà thờ tộc và công trình đặc thù.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 9

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 10

Cầu An Hội bắc qua sông Hoài năm 1990. Cầu được thiết kế mùa mưa lũ mở hết lan can cho rác thải trôi, giữa cầu có thể nâng lên hạ xuống cho tàu thuyền đi qua.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 11

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 12

Đường Trần Phú năm 1992 thưa thớt người đi lại nhưng đến nay thu hút du khách tham quan. Hai bên đường những ngôi nhà cổ liền kề buôn bán, tấp nập du khách quan.

Thống kê bình quân mỗi ngày Hội An đón khoảng 2.000-5.000 lượt khách, cuối tuần gần 10.000 lượt. Năm 2024 thành phố đón 4,4 triệu lượt khách, tổng doanh thu toàn ngành du lịch hơn 5.230 tỷ đồng.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 13

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 14

Chùa Cầu - biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Năm 1994, trước chùa Cầu có hàng dừa xanh tốt, mương nước phía dưới ô nhiễm nhưng đến nay đã được đầu tư cải tạo.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 15

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 16

Ngày 4/12/1999, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới do đáp ứng được hai tiêu chí gồm: Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế và Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 17

Bấm để lật
Hội An gần như vẹn nguyên sau trăm năm - 18

Hội An nhìn từ trên cao năm 1994, nhà cửa, dân cư tập trung khu vực phố cổ. Sau 31 năm, hiện trạng phố cổ giữ nguyên song vùng tiệm cận được đầu tư phát triển. Nhà cửa mọc san sát, đường sá mở rộng.

Quá trình xây dựng, chính quyền Hội An quy định người dân chỉ làm nhà mái ngói thấp tầng. Gần 430 ha ruộng của Hội An được giữ để làm đệm cho khu phố cổ, là tài nguyên cho phát triển du lịch, gìn giữ môi trường, thoát nước nên mỗi khi mưa lớn thành phố không bị ngập úng như một số đô thị khác.

Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An

Vào thời khắc ngày mới, phố cổ Hội An(Quảng Nam) mang vẻ đẹp huyền ảo, thanh bình với dãy nhà cổ rêu phong trầm mặc soi...

Theo Đắc Thành ([Tên nguồn])
Gửi góp ý
Chia sẻ
Lưu bài Bỏ lưu bài
Tin liên quan
Địa điểm du lịch hot 63 tỉnh thành

Xem Thêm