15 hồ nước kỳ lạ nhất thế giới
Đây là 15 hồ nước kỳ lạ nhất nhưng cũng đẹp và hùng vĩ nhất hành tinh. Nhiều hồ nước khiến mọi người nghĩ chúng chỉ tồn tại ở hành tinh khác chứ không phải trên Trái đất của chúng ta.
Hồ Resia: Hồ Resia là một hồ nước nhân tạo được tạo ra vào năm 1950 ở Nam Tyrol, Ý. Ngôi làng bên dưới đã bị ngập hoàn toàn trong nước và chỉ có tháp chuông của một nhà thờ nhô lên khỏi mặt hồ. Vào mùa đông, khi hồ đóng băng, mọi người mới có thể lên tháp chuông.
Hồ Superior, Canada: Mọi người thường nghĩ chỉ ra biển mới có thể lướt sóng, nhưng sóng ở hồ Superior đủ cao để bạn thực sự có thể lướt ở đó. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra vào mùa đông.
Hồ nước sôi ở Dominica: Hồ nước sôi ở Dominica luôn ở nhiệt độ sôi liên tục. Trên thực tế, chỉ có một xoáy nước đang sôi ở trung tâm của hồ, nhưng nước gần bờ cũng lên tới 70-90°C. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hồ chịu ảnh hưởng của hoạt động núi lửa ở đây.
Cung điện trong hồ, Ấn Độ: Cung điện Man Sagar, Jal Mahal, được xây dựng vào những năm 1700. Khi có một trận hạn hán nghiêm trọng, một con đập được xây dựng và làm cung điện này bị ngập lụt. Chỉ có thể nhìn thấy phần trên của cung điện, còn 4 tầng phía dưới đã bị ngập nước hoàn toàn.
Hồ Baikal, Nga: Hồ Baikal bão hòa với rất nhiều khí metan, vì vậy vào mùa xuân khi tan băng, mặt hồ xuất hiện những hình tròn hoàn hảo.
Hồ núi lửa: Núi lửa Taal là một ngọn núi lửa nằm trên đảo Luzon của Philippines, miệng núi lửa này là một hồ nước trong xanh có cảnh quan rất xinh đẹp.
Laguna Colorada: Laguna Colorada ở Bolivia chứa đầy nước màu đỏ, và trông giống như phong cảnh trên sao Hỏa. Hồng hạc rất thích nơi này, vì vậy chúng bay từng đàn lớn đến nơi đây.
Pitch Lake: Hồ chứa nhựa đường tự nhiên lớn nhất thế giới này được phát hiện bởi Walter Raleigh vào năm 1595 và nằm gần làng La Brea, ở phía tây nam của đảo Trinidad.
Hồ Hiller, Úc: Hồ Hiller nổi tiếng vì nước của nó có màu hồng. Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm điều bí ẩn khiến nó có màu sắc bất thường như vậy. Hồ được bao quanh bởi một vành đai muối trắng và rừng bạch đàn xanh.
Hồ Khiluk: Hồ Khiluk là một hồ kiềm nội sinh nằm ở Canada. Vào mùa hè, hầu hết nước trong hồ bốc hơi và để lại các khoáng chất, sau đó chúng bị cứng lại và tạo thành 365 hồ nhỏ, vì vậy nơi đây còn được gọi là “Hồ đốm”.
Cửu Trại Câu: Nằm ở Trung Quốc, “Hồ ngũ sắc” này không bị đóng băng vào mùa đông. Ban đầu, các nhà khoa học nghĩ rằng đây là do suối nước nóng ở đáy hồ, nhưng nước ở đây lại trong, sạch và không hề nóng.
Hồ Nakuru, Kenya: Hồ Nakuru là thiên đường của những con hồng hạc. Hàng chục nghìn con chim đã tạo thành một khung cảnh ấn tượng với nhiều sắc thái khác nhau của màu hồng.
Hồ nham thạch: Núi lửa Erta Ale là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Ethiopia. Trong miệng núi lửa có thể nhìn thấy một hồ dung nham đẹp đến kinh ngạc. Theo chu kỳ, dung nham chảy ra khỏi hồ, tạo thành những dòng sông lửa.
Hồ sứa: Hồ Jellyfish nằm ở Palau. Do cách biệt với đại dương và ít động vật ăn thịt, sứa vàng sống ở đây phát triển mạnh và sinh sản với tốc độ đáng kinh ngạc.