Lộ lý do MU hay chiêu mộ "bom xịt": Sir Jim Ratcliffe và cuộc cách mạng dở dang
Man United đang kém hơn hẳn so với đối thủ về khoản chuyển nhượng và lý do tới từ sự lạc hậu về mảng phân tích dữ liệu.
Vì sao Man United thường sai lầm trong chuyển nhượng?
Sau triều đại của Sir Alex Ferguson, Man United vẫn đang thụt lùi dần đều theo thời gian, đặc biệt là trước Liverpool, "đại kình địch" tại Anh. Nhiều người vẫn luôn đặt câu hỏi vì sao "Quỷ đỏ" lại rơi vào tình trạng này? Họ đã thay HLV không ít lần, tương tự như vậy là vị trí giám đốc thể thao. Tuy nhiên, Man United vẫn rơi vào vòng lặp "đập đi xây lại" chỉ sau vài năm.
MU "hoảng loạn" khi vội vã chiêu mộ Antony và Casemiro với số tiền quá lớn
Hệ quả của việc chi tiêu phung phí trên thị trường chuyển nhượng nhưng kết quả thi đấu tệ hại là đội chủ sân Old Trafford rơi vào cảnh khó khăn. Họ đã phải cắt giảm nhân viên với số lượng lớn tới 2 lần chỉ trong chưa đầy một năm.
Tỷ phú Jim Ratcliffe từng thành thật chia sẻ rằng nếu ông không bơm thêm vào 300 triệu bảng, Man United sẽ hết sạch tiền mặt để vận hành. Đó là câu chuyện bi đát thật sự khó tin đối với người hâm mộ "Quỷ đỏ". Thực ra, Man United cũng đã tự tìm được câu trả lời cho tình trạng này từ 3 năm trước.
Đó là sự lạc hậu về mặt công nghệ so với những đối thủ tại Ngoại hạng Anh. Phải tới tận năm 2022, đội bóng này mới bắt đầu xây dựng đội ngũ phân tích dữ liệu riêng, chậm hơn 10 năm so với Liverpool, Brighton, Arsenal… tại Ngoại hạng Anh.
Tầm quan trọng của việc phân tích dữ liệu cầu thủ
Hãy nhìn sang Liverpool để thấy được tầm quan trọng của cuộc cách mạng dữ liệu trong bóng đá. Ngay sau khi mua lại đội chủ sân Anfield vào năm 2010, tỷ phú John Henry và đồng sự Tom Werner đã áp dụng phương pháp phân tích dữ liệu để lựa chọn cầu thủ đúng với tiêu chí của CLB.
Thành công của Liverpool trong 10 năm qua có sự đóng góp cực lớn của đội ngũ phân tích dữ liệu
Ian Graham được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận nghiên cứu của Liverpool ở thời điểm đó, giúp "The Kop" từng bước phục hồi và trở lại đỉnh vinh quang. Vậy tác dụng chính của bộ phận này là gì? Đó là phân tích dữ liệu về khả năng của cầu thủ dựa trên những thông số kỹ thuật như tốc độ, thể lực, ghi bàn, kiến tạo… để xem cầu thủ đó có phù hợp với chiến lược cũng như túi tiền của CLB hay không.
Thành công của Ian Graham cùng các đồng sự là không thể phủ nhận. Mặc dù Liverpool vẫn có những sản phẩm chất lượng từ lò đào tạo của CLB, nhưng rõ ràng thành công của đội chủ sân Anfield phần lớn đến từ những bản hợp đồng giá trị như Mohamed Salah, Virgil Van Dijk, Alisson Becker hay gần đây là Dominik Szoboszlai, Mac Allister, Ryan Gravenberch…
Brighton cũng là một ví dụ để Man United phải học hỏi trong cuộc cách mạng này. Tỷ phú Tony Bloom với công ty phân tích dữ liệu Starlizard đã giúp "Mòng biển" đi lên từ đội hạng ba để trở thành một trong những "ông kẹ" tại Ngoại hạng Anh chỉ sau chưa đầy 10 năm. Không những vậy, đội bóng này còn thường xuyên có lãi trong những khoản đầu tư vào cầu thủ.
Trong khi đó, MU phải tới cuối thời Ten Hag và bây giờ là Amorim mới có dữ liệu phân tích màn trình diễn ngay sau trận đấu để biết đội bóng cần cải thiện điều gì. Trước đó, David Moyes, Van Gaal, Mourinho, Solskjaer không được như vậy.
Điểm tệ hại của Man United là họ cũng không thuê dịch vụ phân tích dữ liệu bên ngoài (như Opta). Đó là lý do họ thường chiêu mộ "bom xịt" với mức giá đắt khó tin rồi bán đi với mức giá rẻ mạt trong nhiều năm qua.
Câu chuyện còn dở dang
Man United đã xây dựng đội ngũ phân tích dữ liệu từ năm 2022 nhưng hiệu quả thực tế không được như mong đợi. Họ vẫn bị hoảng loạn trên thị trường chuyển nhượng khi chiêu mộ những cầu thủ không phù hợp với lối phát triển của đội bóng như Antony, Casemiro với mức giá quá cao.
Sir Jim Racliffe đang lưỡng lực trong công cuộc xây dựng đội ngũ phân tích dữ liệu cho Man United
Việc gia hạn hợp đồng với cầu thủ thường xuyên chấn thương như Luke Shaw cũng được đánh giá là hành động sai lầm. Đã không hay, "Quỷ đỏ" còn không may khi Mason Mount, cầu thủ được kỳ vọng rất nhiều, liên tục dính chấn thương. Đó là điều những nhà phân tích dữ liệu hàng đầu cũng không thể tính ra được.
Có lẽ bởi sự yếu kém này, Sir Jim Ratcliffe mới thẳng tay cắt giảm cả giám đốc lẫn phó giám đốc của mảng phân tích dữ liệu trong năm vừa qua. Vấn đề nằm ở chỗ tỷ phú người Anh chưa hề đả động đến việc tiếp tục phát triển bộ phận này. Chính Sir Jim Ratcliffe nói rằng MU đang tụt hậu cả thập kỷ so với đối thủ về phân tích dữ liệu. Vậy nên người ta cảm thấy rất mâu thuẫn khi Man United lại đang bỏ dở việc xây dựng mảng này.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, giám đốc điều hành Omar Berrada xác nhận Man United sẽ tập trung đầu tư vào mảng phân tích dữ liệu trong thời gian tới. Thế nhưng cũng chính Berrada cũng không biết ban lãnh đạo đội bóng sẽ thuê đối tác bên ngoài cung cấp dữ liệu hay MU tự xây dựng đội ngũ riêng.
MU đã đổ không ít tiền vào mảng này trong 3 năm qua nhưng chưa đem lại được hiệu quả. Bởi vậy, Sir Jim Ratcliffe lưỡng lự trong việc xây dựng tiếp hay thuê luôn bên thứ ba cho nhanh cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại có rất nhiều công ty phân tích dữ liệu liên quan đến bóng đá hoạt động hiệu quả. Kỳ chuyển nhượng mùa hè đang đến gần, nên tỷ phú người Anh cần phải sớm đưa ra quyết định cho vấn đề này.
HLV Ruben Amorim đã có những chia sẻ đáng chú ý trong cuộc họp báo trước trận MU gặp Nottingham Forest ở vòng 30 Ngoại...